Con mèo giữa đám bồ câu – Agatha Christie
[sachvui.co Review Audio]
Cuốn sách này có tựa đề gây tò mò, nội dung lại hấp dẫn, tình tiết vụ án cũng khá ly kỳ, xây dựng nhân vật rất ấn tượng, động cơ gây án hợp lý, twist thì vả bốp bốp vào mặt, nhưng mình ko hiểu sao nó lại ko được đánh giá cao và ít người chú ý đến.
“Con mèo giữa đám bồ câu”, một tiêu đề ẩn dụ luôn gây ấn tượng và thích thú với độc giả. Không như những “Vụ ám sát…, vụ án mạng….” nó huỵch toẹt ra. Con mèo giữa đám bồ câu gợi sự liên tưởng đến một loài thú săn mồi, một tên sát nhân máu lạnh ẩn mình, rình mò giữa một đám chim câu hòa bình, vô tự lự.
Con mèo thường để chỉ phụ nữ hơn đàn ông, và đương nhiên đám chim câu cũng ẩn dụ hình tượng những cô gái hơn chàng trai. Câu chuyện xảy ra giữa một trường nữ sinh quý tộc của Anh với những thiếu nữ mới lớn cùng những cô giáo trẻ tận tâm và yêu nghề. Bầu không khí hòa bình bị phá vỡ khi các vụ án mạng và bắt cóc liên tiếp xảy ra, liệu rằng mục đích của hung thủ là gì, và trên con đường truy bắt hung thủ chúng ta sẽ khám phá ra những gì bất ngờ từ những con người trong ngôi trường ấy?
Các bạn nào chưa đọc truyện thì nên cân nhắc khi đọc tiếp khúc review sau nhé, vì mình sẽ nêu một số plot tiwst thú vị trong tác phẩm này:
Động cơ gây án rõ ràng và được tiết lộ ngay những chương đầu tác phẩm: cuộc truy tìm những viên ngọc quý của vua Ali bị mất tích trong cuộc nổi dậy ở Ramat (Isarel). Những viên ngọc này đã thu hút rất nhiều tổ chức, cá nhân bước vào cuộc truy lùng. Một trong những manh mối cho rằng người đang giữ những viên ngọc kia là gia đình chị gái của người phi công riêng của vua Ali. Sau rất nhiều cuộc đột nhập và lục soát, một vài đối tượng đã hướng đến cô con gái Jennifer đang học tại trường nữ quý tộc Meadowbank ở Anh. Chính vì động cơ gây án được tiết lộ trắng ra như vầy, nên mình đã bị vả plot twist vào mặt khi biết vẫn còn có động cơ khác xen kẽ trong động cơ chính này.
Nhân vật cần lưu ý trong tác phẩm này khá nhiều, tầm trên 10 người, là các cô giáo cùng học sinh trong trường. Tuy nhiên tác giả đã khắc họa mỗi cô nàng mỗi tính cách và đặc trưng rất rõ nét. Một tác phẩm về một “bầy bồ câu” sống chung 1 chỗ, rất nhiều điểm thú vị tới buồn cười về những suy nghĩ, những ganh ghét, những tiểu tiết rất “phụ nữ”, và những bé gái 12-16 tuổi suy nghĩ cũng rất quái. Án mạng xảy ra, nạn nhân là các cô giáo, nhưng tuyệt nhiên các học sinh ko có vẻ gì là sợ cả, hay ít nhất là Jennifer cùng bạn cô bé Julia chẳng mảy may lo lắng. Hai cô bé còn 8 với nhau ko biết tiếp theo cô giáo nào sẽ chết và mình còn mong là cô kia chết trước !!! Ko biết có phải do mình bị mất tuổi thơ hay do suy nghĩ của các cô gái tuổi dậy thì như thế =))), nên mình mặc nhiên đánh giá thấp trí tuệ của 2 cô bé “bánh bèo vô dụng” này để rồi lại há hốc mồm khi bị vả plot twist vào mặt trước sự thông minh, cơ trí và gan dạ của Julia mà ở tuổi cô bé ít ai có được.
Poirot gần cuối câu chuyện mới xuất hiện, mà cách ông được đưa vào tác phẩm cũng thật tài tình. Ông ko vô tình lang thang đâu đó quanh chỗ xảy ra án mạng, cũng ko phải cảnh sát bí quá tìm đến ông như những câu chuyện khác. Ông xuất hiện ở 1 khúc truyện mà ko ai đoán trước được là ông sẽ xuất hiện -> plot twist này cũng quá tài tình.
Và tới lúc ông Poirot phá án cho đến khi xử lý những viên ngọc tìm thấy thì chỉ toàn twist là twist thôi. Những con bồ câu từ từ lột xác thành đại bàng hay kền kền hết các bạn ạ
Một điểm trừ nho nhỏ cho tác phẩm này là cách ông vạch mặt hung thủ quá nguy hiểm. Đã biết đẳng cấp của sát thủ mà ông vẫn thiếu phòng bị cặn kẽ thì rất nguy hiểm đến tính mạng người khác. Và thực tế là đã có người gặp nguy hiểm ngay trong buổi vạch trần, rất may là sự nguy hiểm này đã biến thành một cái twist KO THỂ NÀO TƯỞNG TƯỢNG NỔI.
Mình đã ngập tràng trong hàng loạt pháo twist của cuốn sách này, bị vả twist liên tục, tưởng vả xong rồi ai dè bị vả tiếp. Có lẽ nó hợp với mình quá nên hy vọng là sau bài viết này sẽ đòi lại ít công bằng cho “ Con mèo giữa đám bồ câu” khi nó lặn ngụp trong nhiều tác phẩm của Agatha Christie.