Rate this post

Rebecca, xuất bản lần đầu năm 1938, là cuốn tiểu thuyết thứ năm của Daphne du Maurier. Nó đã trở thành tác phẩm bán chạy nhất trong số nhiều cuốn sách của bà; hơn sáu mươi năm sau, nó vẫn tiếp tục ám ảnh, quyến rũ và gây bối rối cho một thế hệ độc giả mới. Thế nhưng sự nổi tiếng trường tồn của tác phẩm lại không được các nhà phê bình tán thưởng: Rebecca, vào thời điểm xuất bản lần đầu tiên, đã phải nhận đánh giá tiêu cực không thương tiếc. Nó bị xem là tiểu thuyết lãng mạn kiểu gothic, là “sách của đàn bà” – tất nhiên, với những lời chê bai thẳng thừng như thế, dễ hiều tại sao cuốn tiểu thuyết này lại bị hiểu nhầm thiếu suy nghĩ. Việc đánh giá lại cuốn tiểu thuyết lạ lùng, nhức nhối và tiên tri này lẽ ra phải được tiến hành từ lâu. Nếu muốn đánh giá lại, có lẽ ta nên soi chiếu từ hoàn cảnh cuốn sách được viết ra.

Ảnh chụp Màn hình 2021 01 16 lúc 11.15.08 CH Review sách Rebecca

Du Maurier bắt đầu lên kế hoạch viết sách khi cuộc đời bà đứng trước thời điểm khó khăn: Người cha độc đoán nhưng yêu thương bà, nhà quản lý kiêm diễn viên Gerald du Maurier, vừa qua đời mới vài năm trước. Khi cuốn sách còn trong giai đoạn ấp ủ bà đang mang thai đứa con thứ hai, đến lúc thực sự bắt tay vào viết, ở tuổi ba mươi, khi đang ở Ai Cập nơi chồng bà, Frederick Browning, một sĩ quan Trung đoàn Bộ binh Anh Grenadier Guards, chọn làm nơi trú quân cho tiểu đoàn của mình. Cuốn tiểu thuyết sẽ được người đời ca tụng là tiểu thuyết tinh hoa về vùng Cornwall lại được hoàn thành như thế, phần lớn nội dung của nó không hề được hoàn thành tại Cornwall, ngay cả ở Anh cũng không, mà là ở ngay giữa trái tim nóng đến nghiệt ngã của mùa hè Ai Cập, tại một thành phố mà du Maurier rất căm ghét. Alexandria.

Nội dung của Rebeccacũng khá đơn giản. Một thiếu nữ trẻ tuổi, không biết tên, không biết tuổi, nhà chẳng giàu có gì chọn con đường mưu sinh bằng cách làm hầu gái cho một quý bà lắm tiền, Van Hopper, dưới danh nghĩa là bạn đồng hành. Cô bé vô tình quen biết và đem lòng cảm mến một đại gia, Maximilian de Winter, khi cô bé cùng mụ Van Hopper đang ở khách sạn tại Monte Carlo. Maxim góa vợ ở tuổi 40, và là chủ nhân của Manderley, một tòa dinh thự đẹp đến tuyệt mỹ, đẹp đến tráng lệ, là tòa kiến trúc nổi tiếng bậc nhất nước Anh thời kỳ đó, chẳng khác gì một vườn thượng uyển. Cặp đôi làm quen, cùng tìm hiểu sau đó nhân vật chính của chúng ta sớm gật đầu với lời cầu hôn có phần sống sượng của Maxim, cùng đấng phu quân trở về Manderley làm Phu nhân de Winter thứ hai. Và trong suốt quãng thời gian làm bà chủ Manderley, cô bé mới bắt đầu cảm nhận sức ám ảnh vô hình của bà vợ đầu, Phu nhân de Winter đệ nhất với cái tên Rebeccabao trùm khắp Manderley, và cô bé từng có thời điểm lo sợ rằng mình đã thực sự phạm sai lầm khi kết hôn quá vội với Maxim.

Maxim cưới cô chỉ chưa đầy sáu tháng sau khi Rebecca qua đời trong cái chết bí ẩn dưới dạng một tai nạn trên biển vẫn còn quá nhiều nghi ngờ. Nỗi hoài nhớ Rebecca vẫn còn vấn vương quá sâu đậm ở Manderley. Tất cả những người hẩu, từ lão Frith, Robert đến mụ quản gia coi sóc toàn bộ nơi này, Danvers, vẫn còn nhớ đến Rebecca. Họ vẫn nghe lời Rebecca, vẫn không dám làm trái lời Rebecca ngay cả khi cô ta đã chết rồi. Đâu đâu ở Manderley cũng có hình ảnh của Rebecca. Trong phòng khách, trong tiền sảnh, căn phòng buổi sáng, phòng cắm hoa, những căn phòng ở chái phía tây đều có hình bóng của Rebecca. Tất cả đồ đạc trong nhà, tất cả đồ nội thất trong nhà, từng trang trí nhà cửa, bàn ghế, tủ giường, từng lọ hoa, từng bông hoa, từng cái bút, từng đồ ăn bát đĩa, từng món trang phục tất cả đều do Rebecca sắm sửa, đều có dấu tay của cô ta. Nhân vật chính của chúng ta chẳng có gì trong tay hết, nàng chẳng là gì ở Manderley, đến cái tên nàng cũng chẳng có. Ở Manderley nàng chìm nghỉm, chẳng ai biết nàng là ai, Phu nhân de Winter ư? Đó là Rebecca! Rebecca mới là Phu nhân de Winter, không phải nàng! Rebeccamới có tên, nàng không có. Ai ai cũng nhớ Rebecca, cô ta là chủ nhân tuyệt đẹp, tràn trề sức sống, cô ta biết cưỡi ngựa, biết chèo thuyền, biết làm tất cả mọi thứ, và ai cũng yêu mến cô ta, ai cũng si mê cô ta sẵn sàng làm trâu ngựa cho cô ta! Cô ta mới xứng đáng là chủ nhân của Manderley! Bởi cô ta là Rebecca! Rebecca ở khắp mọi nơi tại Manderley này, Rebecca, Rebecca, Rebecca!

Còn nữ chính của chúng ta có gì? Nàng xuất thân nghèo khó, chỉ biết mỗi vẽ tranh, chẳng biết cưỡi ngựa, chẳng biết chèo thuyền, chẳng biết săn bắn. Nàng chi có mỗi tình yêu say đắm, chân thành dành cho Maxim. Nhưng càng về sau cặp đôi này cứ như đang lần mò trong mê cung, nàng thì nghĩ Maxim vẫn còn đem lòng thương nhớ Rebecca, chàng thì cho rằng nàng chẳng yêu thương gì ông, rằng nàng đã chán làm vợ ông vì ông già cỗi, khô khan. Cứ như thế cả hai không ngừng lạc lỗi trong nỗi ám ảnh Rebecca bao trùm. Liệu Maxim cùng nữ chính của chúng ta có thể dẹp tan nỗi ám ảnh ấy để tìm đến bến bờ tình yêu thực sự của hai người?

Daphne du Maurier đã xây dựng Rebecca với gần như tất cả mọi chuyện chỉ diễn ra xung quanh khuôn viên Manderley. Nhưng từng nhân vật hiện lên đều có đất diễn, đều thể hiện cá tính rõ nét của từng người đóng góp vào bức tranh chung. Dần dần hình ảnh Rebecca hiện lên ngày càng rõ nét hơn, song song với đó là những biến chuyển trong cuộc sống hôn nhân giữa Maxim và nữ chính. Việc tác giả cố tình giấu diếm tên thật của nữ chính, khiến nàng như bị chìm lấp thảm hại so với Rebecca, khiến không khí truyện mang màu sắc ngột ngạt, bế tắc, u ám đặc trưng của thể loại Gothic. Hình ảnh tòa dinh thự Manderley hiện lên tuy đẹp tuyệt mỹ nhưng chẳng khác gì nhà tù bằng đá đen ngòm, lạnh lẽo giam cầm cuộc đời nữ chính và cả Maxim y như các lâu đài ma mang kiến trúc Gothic. Tuy nhiên, cách viết này lại tạo ra sức hấp dẫn, sức cuốn hút độc giả muốn biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo với nữ chính.

Chuyện người tường thuật được nhìn nhận như nữ anh hùng lại không có tên chính là nguồn cơn gây hứng thú cho độc giả của du Maurier. Hơn thế nó còn gây hứng thú cho các nhà văn khác – Agatha Christie đã chất vấn du Maurier về chủ đề này – và trong cả cuộc đời mình, bà đã phát ốm vì liên tục phải đối mặt với hàng đống thư từ đòi giải thích. Câu trả lời nhàm chán của bà đó là bà thấy thủ pháp này thú vị về mặt kỹ thuật. Vấn đề này không hề đơn giản chút nào, vì nó khiến chúng ta phải nhìn thẳng vào cốt lõi của Rebecca – và đây cũng có thể là lý do giải thích tại sao du Maurier, một phụ nữ nhạy cảm và là một nghệ sĩ bí ẩn, lại lảng tránh trả lời.

Cuốn tiểu thuyết được in 28 bản trong vòng bốn năm chỉ riêng tại Anh. Nó trở thành tác phẩm bestseller tại Mỹ, được bán với con số ấn tượng trên toàn Châu Âu. Nó tiếp tục bán chạy cho đến tận ngày nay: trong vòng sáu mươi tư năm kể từ ngày xuất bản đầu tiên, chưa bao giờ ngừng in. Lượng độc giả của nó tăng lên nhờ thành công của phiên bản phim chuyển thể thuộc chủ nghĩa biểu hiện đáng nhớ của Hitchcock, và còn tăng lên nhiều nữa nhờ vô số các bản chuyển thể nhạc kịch và đọc trên sóng phát thanh. Giống tuyệt tác Cuốn Theo Chiều Gió của Margaret Mitchell (năm 1936, cũng là một tiểu thuyết khác liên quan đến phụ nữ và tài sản), Rebecca đã trở thành tác phẩm quá độ hiếm hoi trong tiểu thuyết đại chúng: từ tiểu thuyết bestseller nó trở thành tiểu thuyết cường điệu hóa (cult novel) rồi trở thành biểu tượng cổ điển về văn hóa.

Một cách đọc Rebeccađó là đọc như cuốn truyện tình yêu đúng nghĩa, theo đó người phụ nữ tốt chiến thắng kẻ xấu bằng cách giành được trái tim người đàn ông: phiên bản này là phiên bản mà chúng ta hẳn sẽ chấp nhận nhà tường thuật vô danh này, không nghi ngờ gì nữa chính việc đọc nó đã biến Rebeccatrở thành cuốn sách bán chạy nhất. Một cách tiếp cận khác đó là xem các liên kết tưởng tượng của tiểu thuyết, không chỉ với tác phẩm của các tiểu thuyết gia nữ thời kỳ đầu như Charlotte Bronte, mà còn liên kết đến cả tác phẩm sau này nữa, đặc biệt là những bài thơ muộn của Sylvia Platt. Rebecca được viết qua giọng kể của người đàn bà cuồng dâm, người cực kỳ mong muốn chiếm được tình yêu của người đàn ông – một người đàn bà tuyệt vọng mong muốn tỏ ra vượt trội người cha độc tài, hay như Plath đã diễn tả, một “người đàn ông mặc áo đen mang vẻ ngoài của tên Phát xít.” Cuộc tìm kiếm người đàn ông này của cô ta đòi hỏi cả sự khiêm nhường lẫn sự xả thân quên mình, như đối với bất kỳ người đàn bà nào “đem lòng yêu một tên Phát xít.” Cô ta tìm thấy lý tưởng thích hợp của mình ở de Winter, người mang cái họ ám chỉ sự tuyệt tự, sự lạnh lùng, ám chỉ một mùa hoa trái không sinh sôi, người có cái tên thánh – Maxim, như cô ta luôn luôn gọi tắt – là từ đồng nghĩa với quy tắc hành xử. Ngoài ra nó còn là tên một loại vũ khí – khẩu súng máy.

Có chủ nghĩa thực tế trong cuốn Rebecca, những tục lệ, những chủ nghĩa trịch thượng và những kiểu ăn nói văn hoa của tầng lớp và kỷ nguyên mà du Maurier đã mô tả, chẳng hạn, được quan sát rất kỹ lưỡng. Tuy nhiên, những yếu tố tạo nên sức hút của Rebecca lại chẳng liên quan gì đến chủ nghĩa thực tế: mà sức cuốn hút của nó nằm trong tính hình ảnh, tính đối xứng và tính thơ của nó – và tính thơ ấy nữ tính đến mãnh liệt. Cốt truyện của Rebecca có thể không chắc thành công như cốt truyện của truyện cổ tích, nhưng điều đó không làm thay đổi được âm hưởng huyền thoại và sự thật tâm lý của tiểu thuyết. Về cơ bản tôi sẽ nói rằng, sự đồng cảm mang tính bản năng của du Maurier nằm ở Rebecca, nằm ở tiếng nói giận dữ bày tỏ chính kiến khác của phụ nữ. Nhưng có thể tranh luận bằng một quan điểm khác – một trong những yếu tố khiến Rebecca trở thành tiểu thuyết đáng đọc đi đọc lại và xem xét nhiều lần. Một điều chắc chắn: Rebecca là một tác phẩm mang tính lật đổ sâu sắc, một tác phẩm làm xói mòn chính cái thể loại mà các nhà phê bình gán cho nó. Không chỉ là một câu chuyện tình yêu “tinh tế”, Rebecca còn nêu ra những vấn đề về sự phục tùng của phụ nữ đối với các giá trị của đàn ông, mà đến ngày nay vẫn còn ý nghĩa cũng như sáu mươi tư năm trước. Chúng ta có thể tiếp tục sống từ sự phục tùng của Phu nhân de Winter, tuy nhiên sự tranh đấu vì tự do của chúng ta vẫn cỏn chưa hoàn tất. Liếc khẽ vào danh sách các tác phẩm bán chạy nhất gần đây, chỉ thấy rõ một điều rằng gợi ý kín đáo ẩn sâu trong Rebecca vẫn còn giá trị sau sáu mươi tư năm: cả trong đời sống lẫn trong các hiệu sách, phụ nữ vẫn tiếp tục tìm kiếm sự lãng mạn.

Bài review có bổ sung quan điểm của nhà phê bình Sally Beauman, được đăng trong Lời bạt của tác phẩm này.