5/5 - (1 bình chọn)

Vì sao nên đọc business analysis for dummies

Mình thường hay mua ebook Kindle trên Amazone đọc và quá trình tìm kiếm sách về Busines Analyst thì quyển sách business analysis for dummies là một trong những quyển bán chạy nhất trên Amazon về lĩnh vực Business Analyst.

SS%C3%A1ch business analysis for dummies review %C4%91%C3%A1nh gi%C3%A1 Blaoman blog business analyst Sách business analysis for dummies PDF review đánh giá

Về cơ bản quyển sách này cũng có nhiều nội dung giống babok, phiên bản Babok v2. Vì bản Babok v3 nó ra đời sau, có nhiều cập nhật và hoàn thiện hơn. Sách này được xuất bản năm 2013.

Sách business analysis for dummies viết theo dạng dễ hiểu hơn với người mới bắt đầu. Business analysis for dummies viết theo từng bước quan trọng trong phân tích nghiệp vụ.

Quyển sách chia ra theo từng Chapter, tổng có 18 Chapter.

Bao gồm các nguyên tắc và kĩ thuật chung về phân tích nghiệp vụ mà người BA thường làm thông qua các ví dụ thực tế. Trong quá trình phân tích nghiệp vụ, BA sẽ thường dùng các công cụ, kĩ thuật, chiến thuật để xác định các vấn đề, xác định cơ hội từ đó phân tích và đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển. Quyển sách này sẽ giúp bạn có những cách tiếp cận, sử dụng các công cụ và kĩ năng cần thiết trong quá trình phân tích nghiệp vụ.

Khi đọc sách thì mình thường chú ý về tác giả quyển sách đầu tiên. Vì sách hay, hữu ích thường xuất phát từ người có kinh nghiệm, đặc biệt là sách kĩ thuật.

Business analysis for dummies được viết bởi 3 tác giả đó là Paul Mulvey, CBAP có hơn 18 năm kinh nghiệm BA. Kate McGoey và Kupe Kupersmith, CBAP cũng có hơn 15 năm kinh nghiệm BA, tư vấn và triển khai các hệ thống lớn. Nên nhóm tác giả này sẽ truyền đạt những kinh nghiệm hữu ích về phân tích nghiệp vụ.

Business analysis for dummies có thể giúp bạn trả lời một số vấn đề quan trọng đó là gì?

  • Vì sao doanh nghiệp phải thực hiện dự án này, và liệu giải pháp thay đổi có mang lại giá trị cho doanh nghiệp hay không?
  • Cách đề xuất nhiều giải pháp để giải quyết một vấn đề, đánh giá để đưa ra giải pháp tối ưu.
  • Quy trình của Business analysis, các bên liên quan, cách sử dụng các công cụ và kĩ thuật trong quá trình phần tích nghiệp vụ.

Chương 1: Tóm tắt về Business Analysis

Chương này nói đến một số nội dung quan trọng như:

  • Business analysis là gì? vì sao BA lại quan trọng.
  • Vai trò và kĩ năng của Business analyst
  • Các nhóm ngành phổ biến và chứng chỉ dành cho Business Analyst

Ở chương này tác giả cũng trích lại nội dung về định nghĩa BA là gì theo phiên bản Babok.

Business analyst là tập hợp những nhiệm vụ, kĩ thuật, kĩ năng để liên lạc với các bên liên quan nhằm tìm hiểu cấu trúc, chính sách và hoạt động của một tổ chức, từ đó đưa ra giải pháp giúp tổ chức phát triển.

Có 2 mục quan trọng mà BA cần chú khi phân tích và đưa ra giải pháp đó là:

Goal: Tức là mục tiêu, theo mình đây cũng là điểm cốt lõi nhất khi bắt đầu một dự án. Trước khi bắt đầu triển khai vào phân tích thì cần xem mục tiêu thực sự nó là gì. Tại sao lại có dự án này, dự án này nó giúp giải quyết vấn đề gì cho doanh nghiệp. Khi BA hiểu được gốc rễ của vấn đề rồi thì mới đưa ra được phân tích, đề xuất các giải pháp mang lại hiệu quả cao.

Process: Tức là quy trình, khi xác định xong mục tiêu, BA lúc này cần trả lời câu hỏi How? Tức là làm thể nào để đạt được mục tiêu đó. Giải pháp cần làm gì? Giải pháp làm được gì và trông như thế nào.

Một số kĩ năng quan trọng của Business Analyst mà quyển sách liệt kê

  • Kĩ năng giao tiếp tốt
  • Nghiên cứu, ghi chép, phân tích
  • Quản lý thời gian
  • Tổ chức thông tin
  • Có khả năng nhìn tổng quan ( big picture)
  • Quan điểm tập trung vào khách hàng và mang lại giá trị cụ thể
  • Biết nhiều công cụ BA
  • Có khả năng linh hoạt

Chương 2: Các cấp độ khác nhau trong phân tích nghiệp vụ

Ở chương này nhóm tác giả đưa ra các nội dung chính quan trọng:

  • Các cấp độ khác nhau về phân tích nghiệp vụ: Về cơ bản thì có BA ở cấp độ doanh nghiệp, cấp độ tổ chức, cấp độ hoạt động và cấp độ dự án. Sách sẽ miêu tả và hướng dẫn cho bạn về từng cấp độ. Đoạn này khá hữu ích với việc xác định lộ trình phát triển nghề BA.
  • So sánh và đối chiếu nhiệm vụ và chức năng của BA ở 4 cấp độ trên

Xác định những người tham gia dự án và thách thức ở mỗi level.

Chương 3: Xác định và làm việc với các bên liên quan (Stakeholder)

Chương này tập trung vào các bên liên quan, các nội dung này cũng khá tương đồng với Babok như:

  • Hiểu các bên liên quan tham gia dự án
  • Các bên tham gia dự án
  • Cách tốt nhất để làm việc với các bên liên quan

Chương 3 sách liệt kê ra những bên liên quan thường gặp trong dự án, đặc điểm của họ. Sách viết rất chi tiết các stakeholder phổ biến. Khi Business Analyst làm việc thì việc xác định đúng, đủ các bên liên quan tham gia dự án là rất quan trọng. Khi làm dự án bạn có thể lấy checklist này ra và đối chiếu với dự án của mình để không bị thiếu sót. Tác giả còn đưa ra một số kĩ thuật xác định và phân tích stkakeholder như RACI matrix.

Chương 4: Các công cụ hỗ trợ

Chương này tác giả giới thiệu các công cụ hỗ trợ trong quá trình phân tích nghiệp vụ:

  • Khám phá các loại công cụ khác nhau. Mô tả từng loại công cụ và cách sử dụng nó trong trường hợp nào. Ví dụ Phone call thì kĩ thuật giọng nói là quan trọng, sử dụng trong trường hợp làm việc với chủ đề nhạy cảm mà tin nhắn hoặc email khó đáp ứng.
  • Cách dẫn dắt team qua công cụ làm việc.

Về cơ bản chương này nói khá chi tiết về các phương tiện, công cụ khi BA làm việc với các stakeholder khác nhau. Vì quyển sách viết khá lâu rồi nên nội dung này thì bạn nên chọn lọc ý nghĩa, còn tools thì hiện tại nó thay đổi liên tục như Email, Slack, Trello, Skype, Teams…Mỗi công cụ lại có điểm mạnh khách nhau. Quan trọng nhất là việc hiểu ý nghĩa của công cụ để đạt mục đích đề ra nhanh chóng và tiện lợi.

Chương 5: Hiểu về Requirement

Nội dung chương 5 tập trung vào nội dung requirement, một trong những nội dung quan trọng của BA.

  • Cách phân biệt giữa yêu cầu và nhu cầu
  • Thế nào làm một yêu cầu tốt
  • Những thành phần cốt lõi của yêu cầu.

Nhóm tác giả cũng chia yêu cầu thành các loại phổ biến nhưng Business requirement, Stakeholder requirement, Transition requirements và Solution requirement.

Trong đó tác giả mô tả chi tiết từng loại yêu cầu, định nghĩa từng loại yêu cầu.

Ví dụ về Solutuion requirement nhóm cũng chia ra 2 loại chính đó là Funtional requirement và Non -Funtional requirement.

Bên cạnh đó khi làm việc với yêu cầu thì cũng cần tập trung vào 4 vấn đề cốt lõi rất cần thiết của requirement đó là:

  • Data
  • Entities
  • Attributes
  • Relationships

Đây thực sự là một nội dung rất hay, sau này nó liên quan đến ERD, cách analysis và Documentation. Nhóm tác giả nói đến 4 yêu tố cốt lõi, mối quan hệ và tương tác giữa chúng.

Chương 6: Săn lùng thông tin chính xác – Quy trình

Các nội dung chính của chương này nói đến việc khai thác thông tin:

  • Cách hỏi đúng người và đặt câu hỏi đúng.
  • Các phương pháp khơi gợi yêu cầu
  • Cách sắp xếp và tổ chức thông tin.

Chương 7: Săn lùng thông tin chính xác – Công cụ

Chương này tập trung vào việc hướng dẫn, mô tả các công cụ trong quá trình khơi gợi yêu cầu.

  • Khám phá thông tin bằng cách sử dụng các công cụ khơi gợi
  • Cách sử dụng kĩ thuật tốt nhất cho từng stakeholder

Tác giả mô tả rất chi tiết về từng kĩ thuật, cách sử dụng một cách hiệu quả trong quá trình khơi gợi yêu cầu.

Chương 8: Khám phá và phân tích nhu cầu

Trong chương này bạn sẽ hiểu được:

  • Sự khác nhau giữa yêu cầu công ty và yêu cầu của các bên liên quan
  • Tìm hiểu vấn đề của Business và tìm hiểu xem có nên giải quyết nó không
  • Các giải pháp đổi mới giải quyết các vấn đề về yêu cầu kinh doanh.
  • Hiểu được phạm vi dự án là gì và tầm quan trọng của phạm vi dự án

Hiểu được sự quan trọng của kế hoạch phân tích nghiệp vụ và những điểm cần tập trung khi phân tích nghiệp vụ.

Chương 9: Making the (Business) Case

Chương này tập trung vào việc hiểu được:

  • Tại sao cần bắt đầu với một Business Case
  • Các yếu tố quan trọng trong Business Case

Chương 10: Tạo và duy trì phạm vi dự án.

Tác giả business analysis for dummies hướng dẫn chi tiết về việc tạo và duy trì phạm vi của dự án.

Sách giúp bạn hiểu được:

  • Vì sao phạm vi của dự án lại quan trọng
  • Cách tạo một phạm vi dự án và duy trì nó
  • Hiểu các vấn đề phía sau của dự án

Đây là một mục khó và khá quan trọng trong quá trình phân tích nghiệp vụ, Business Analyst cũng thường phải xác định phạm vi và đối tượng của dự án. Sách giúp cho bạn có được những kĩ thuật cơ bản trong làm phạm vi dự án.

Chương 11: Creating Your Work Plan

Chương 12: Defining Solutions, Part 1: Taking a Closer Look at Your Requirements

Chương 13: Defining Solutions, Part 2: Choosing the Right Analysis Technique

Chương 14: Verifying and Validating Solutions

Chương này giúp bạn biết được:

  • Phân biệt thế nào là Verifying and Validating
  • Biên soạn tài liệu test
  • Đánh giá yêu cầu

Chương 15: Transition: Moving from Planning to Implementing

Chương 16: 10 cách để giúp kĩ năng phân tích của bạn được tốt

Chương 17: 10 cách để chuẩn bị cho một dự án mới

Chương 18: Giới thiệu 10 chuyên gia trong phân tích nghiệp vụ.

Đánh giá sách business analysis for dummies:

t%E1%BA%A3i S%C3%A1ch business analysis for dummies PDF review blaoman Sách business analysis for dummies PDF review đánh giá

Nhìn chung quyển sách này mình đọc sau Babok v3 nên những kiến thức trong này tương đối dễ hiểu. Nó phù hợp với các bạn mới đầu đầu và cả các bạn đã đi làm BA lâu năm hoặc các bạn khác cần kĩ năng BA.

Sách viết theo khung một quy trình phân tích nghiệp vụ. Từ ngữ tương đối dễ hiểu, các nội dung kĩ thuật, công cụ từng phần đều được giải thích rõ ràng là dùng khi nào, dùng như thế nào, đầu vào và đầu ra từng phần.

Ngoài ra phần cuối business analysis for dummies tác giả cũng đưa ra các nhóm kĩ năng, các chuyên gia mà BA có thể theo dõi để học hỏi và làm việc tốt hơn.

Các bạn có thể mua business analysis for dummies bản giấy Amazon

Sach for Business analyst Sách business analysis for dummies PDF review đánh giá