Rate this post

Sổ tay chứng khoán bao gồm các kiến thức từ cơ bản như tổng quan thị trường chứng khoán… cho tới các kiến thức về chứng khoán chuyên sâu. Cuốn ebook này hứa hẹn sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức về chứng khoán, cũng như cải thiện kết quả giao dịch của bạn.

Thông tin ebook Sổ tay chứng khoán

Thể loại: Chứng khoán

Tác giả:

Link tải ebook ở cuối bài viết

Giới thiệu ebook Sổ tay chứng khoán

Nếu bạn là một người mới và đang muốn tìm hiểu về chứng khoán thì cuốn sách Sổ tay chứng khoán PDF này chính xác là dành cho bạn. Lối viết đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với thị trường chứng khoán Việt Nam là những gì mà cuốn sách này thể hiện.

Nhưng nếu bạn đã là người tham gia đầu tư chứng khoán và đã có kinh nghiệm, cuốn sách này cũng đáp ứng được nhu cầu nâng cao kiến thức của bạn.

Một cuốn sách hay, dễ đọc giúp bạn cải thiện nhanh chóng được kết quả đầu tư chứng khoán của mình.

Một phần làm cho cuốn sách này trở nên đặc biệt so với các cuốn sách dịch là nó rất phù hợp với thị trường chứng khoán Việt Nam. Những kinh nghiệm của những người đi trước là những bài học không thể tuyệt vời hơn để bạn học tập.

Cuốn sách cũng đề cập đến việc chọn cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM, hay các lỗi thường gặp phải ở người mới tham gia… Có thể nói đây là cuốn cẩm nang về chứng khoán rất đáng đọc.

Trích đoạn

Cẩm nang cho nhà đầu tư mới vào nghề Trên thị trường chứng khoán (TTCK) có nhiều nhà đầu tư giao dịch cổ phiếu (CP) xuất phát từ nhưng mẹo do bạn bè mách bảo, các cú điện thoại của nhà môi giới hay nhưng đề xuất của một nhà phân tích nào đó. Họ thường mua CP khi thị trường đang trong giai đoạn nóng bỏng, đến lúc thị trường trở lạnh, họ rất dễ hoảng loạn, bán tháo số CP nắm giữ để rồi hứng chịu một khoản thua lỗ. Đó là câu chuyện rất điển hình về những nhà đầu tư mới vào nghề. Đầu tư chứng khoán về cơ bản là một quá trình bao gồm 4 bước như sau:

Bước 1: Chọn lựa CP Bước đầu tiên trong việc chọn lựa một CP là bắt đầu theo dõi diễn biến các CP. Đặt một CP vào danh sách theo dõi (Watch list) sẽ làm tăng sự chú ý của bạn đối với CP đó. Thật hiếm khi bạn tìm được một CP nào đó rồi mua ngay tức thì. Một danh sách quan sát là mấu chốt để lựa chọn CP thành công. Nếu bạn theo trường phái phân tích kỹ thuật, thì khi đó diễn biến giá CP là lý do chính của việc lựa chọn một CP đó để theo dõi. Còn nếu bạn theo trường phái phân tích cơ bản, thì tin tức về thu nhập hay bất kỳ một tin tức nào khác về công ty lại là lý do chính để bạn quan tâm đến CP này.

Một khi CP đã nằm trong danh sách theo dõi, bạn có thể so sánh diễn tiến giá cả của CP đó với diễn tiến giá cả của các CP khác. Bạn cũng có thể tìm thấy các thông tin khác liên quan đến CP đó nhằm giúp bạn có cơ sở để ra quyết định. Nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật có thể quan tâm đến việc tìm kiếm các thông tin có tính kỹ thuật về CP. Liệu CP có diễn biến giá cả giống như trong quá khứ không? Xu hướng giá CP trong 13 tuần, 26 tuần hay 52 tuần gần đây nhất là đi lên hay đi xuống? So với lúc bắt đầu được đưa vào danh sách, CP đó tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm?

Nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản sẽ tìm kiếm tin tức, các bản bảo cáo thu nhập, báo cáo ngành hay báo cáo của nhà phân tích nhằm tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên, khi chọn lựa CP để theo dõi, cách tốt nhất là các nhà đầu tư nên kết hợp các thông tin về phân tích cơ bản lẫn phân tích kỹ thuật để xem liệu CP đó có đáng được theo dõi hay không. May mắn lắm bạn cũng chỉ chọn được 2 đến 3 CP tốt trong số 10 lần chọn. Bởi vậy, bạn đừng ngạc nhiên khi thấy các CP giảm giá sẽ chiếm đa số trong danh sách theo dõi. Cần lưu ý rằng, chỉ nên đưa những CP tốt nhất trong danh sách theo dõi vào danh mục đầu tư của bạn.

Bước 2: Chấp nhận vị thế Chấp nhận vị thế là công việc khá đơn giản, bạn chỉ cần liên hệ với nhà môi giới và thực hiện giao dịch. Tuy nhiên cũng cần lưu ý một số điều. Trước tiên là loại giao dịch mà bạn thực hiện: đoản hay trường (short or long). Mặc dù xu hướng chung của giá CP là đi lên nhưng bất kỳ ai đã từng mắc phải một vị thế thua lỗ đều có thể hiểu rằng, trong ngắn hạn CP có nhiều khả năng đi xuống hơn là đi lên.

Nhìn chung, bạn nên tránh nhưng vị thế đoản (vị thế bán non). Chúng ngốn rất nhiều thời gian và công sức nhưng cơ hội dành cho vị thế đoản lại rất hiếm hoi. Nếu bạn thực hiện vị thế đoản, bạn cần phải giám sát vị thế đó cẩn thận gấp đôi so với vị thế trường.

Kế đến là việc chọn lựa nhà môi giới. Nếu bạn là một nhà đầu tư tư nhân bạn có lẽ chỉ cần đến một nhà môi giới phần dịch vụ (discount broker). Đây là nhà môi giới cung cấp dịch vụ cơ bản nhất cho bạn, tức là chỉ thực hiện lệnh giúp bạn và ăn hoa hồng.

Bước 3: Giám sát vị thế Giám sát các vị thế đã thực hiện là phần quan trọng nhất của quá trình đầu tư. Tất cả những thông tin và sự điều tra nghiên cứu đưa bạn đến chỗ ra quyết định giao dịch. Giám sát vị thế là lúc bạn theo dõi và đánh giá quyết dịnh đầu tư của mình. Khi vị thế đó nằm ở vị trí bấp bênh giữa lỗ và lãi, bạn cần phải hết sức chú ý đến những vị thế này. Khi CP mà bạn chọn tăng giá đều đều và bạn có cơ sở để tin rằng, đó là CP tốt thì bạn nên tính đến chuyện mua thêm CP này. Nếu CP mà bạn chọn giảm giá liên tục bạn cũng nên cân nhắc bán đi CP đó nhằm hạn chế thua lỗ.

Bước 4: Kết thúc vị thế Nhà đầu tư thường bán CP khi giá CP đạt đến mức giá mục tiêu (target price) hay CP không diễn biến theo như mong đợi của anh ta. Tuy nhiên, rất nhiều nhà đầu tư không biết bán khi nào và bán như thế nào để kết thúc một vị thế và mang lại kết quả tốt nhất. Thông thường, bạn nên bán CP khi những nhân tố cơ bản cho thấy sự sa sút đáng kể, chắng hạn như, thu nhập và lợi nhuận công ty giảm sút trong nhiều năm liền, thị phần thu hẹp dần do cạnh tranh gay gắt hay nội bộ ban giám đốc luôn lục đục… ”

Mục lục

KIẾN THỨC CHỨNG KHOÁN CƠ BẢN………………………………………… 4 Tổng quan về Thị trường Chứng khoán……………………………………………………….. 4 Giới thiệu về trái phiếu và cổ phiếu ……………………………………………………………… 6 Các đặc tính của trái phiếu chuyển đổi ………………………………………………………. 12 Phát hành CK lần đầu ra công chúng (IPO). ………………………………………………. 15 Các hệ số hoạt động …………………………………………………………………………………. 18 Chuyển nhượng cổ phần và thị trường chứng khoán………………………………….. 19 Báo giá chứng khoán: Cách báo giá và hiệu lực của giá…………………………….. 22 Các chỉ số chứng khoán “nói” gì?………………………………………………………………. 23 Bản cáo bạch ……………………………………………………………………………………………. 25 Quỹ đầu tư và Cty quản lý quỹ trong việc chuyển đổi các tổng Cty NN ………. 30 Cần phân biệt rõ khái niệm cổ phiếu thưởng………………………………………………. 38 Nghiệp vụ tách, gộp cổ phiếu…………………………………………………………………….. 39 Cầm cố chứng khoán………………………………………………………………………………… 41 Một số điều cần biết về lưu ký chứng khoán ………………………………………………. 42 Các công cụ phái sinh……………………………………………………………………………….. 44 KIẾN THỨC CHỨNG KHOÁN NÂNG CAO …………………………………..49 Tham gia vào hệ thống giao dịch chứng khoán…………………………………………… 49 Định giá cổ phiếu ………………………………………………………………………………………. 59 Phân tích – dự báo giá cổ phiếu …………………………………………………………………. 63 Phân tích thông tin tài chính ………………………………………………………………………. 65 Các hệ số tài chính……………………………………………………………………………………. 70 Quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán……………………………………………………. 72 Tìm hiểu chỉ số P/E……………………………………………………………………………………. 75 Đánh giá tỷ lệ ROE……………………………………………………………………………………. 76 Phân tích chỉ số Yield để đầu tư chứng khoán……………………………………………. 77 Chỉ số NAV (Net Asset value) là gì?…………………………………………………………… 78 Xác định giá trị cổ phiếu bằng chiết khấu dòng cổ tức ………………………………… 79 Khi nào nên bán ra cổ phiếu?…………………………………………………………………….. 83 Phương pháp tính chỉ số giá cổ phiếu………………………………………………………… 86 Phương pháp bình quân nhân giản đơn …………………………………………………….. 88 Giá tham chiếu của cổ phiếu trong những ngày đặc biệt …………………………….. 91 Lựa chọn cổ phiếu theo nguyên tắc CAN SLIM ………………………………………….. 97 Xây dựng hệ thống thông tin ở CTNY và CTCK………………………………………… 100 Tìm hiểu kinh nghiệm QT về phát hành tăng vốn và chi trả cổ tức bằng CP. 102 Sử dụng biểu đồ để dự báo giá cổ phiếu………………………………………………….. 112 Thông tin về ngành KD của Công ty…………………………………………………………. 113 Phân tích kỹ thuật: Hỗ trợ và kháng cự, Đường xu thế……………………………… 114 Tiếp cận thị trường OTC………………………………………………………………………….. 119 Mua bán trên thị trường OTC…………………………………………………………………… 125 Phương thức tạo giá ở thị trường OTC – những yêu cầu đối với nhà tạo giá 127 Xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán ………………………………………………… 128 Xác định giá trị cổ phiếu bằng chiết khấu dòng cổ tức ………………………………. 138 Tiêu chuẩn mitcel trong đánh giá và phân tích………………………………………….. 142

KINH NGHIỆM CHƠI CHỨNG KHOÁN……………………………………….145

Cẩm nang cho nhà đầu tư mới vào nghề………………………………………………….. 145 Nên quan tâm đến gì trước khi đầu tư? ……………………………………………………. 146 Những nhân vật không thể thiếu trên thị trường chứng khoán…………………… 151 Cẩn trọng khi giao dịch với các Công ty chứng khoán ………………………………. 153 Mua chứng khoán một cách khôn ngoan………………………………………………….. 156 Định hướng tài sản trong đầu tư chứng khoán …………………………………………. 157 Đầu tư bất hợp pháp, biết để tránh!………………………………………………………….. 158 Có nên chuyển đổi mục tiêu đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận khác?………………. 160 Giá cả biến động – nguyên nhân từ đâu ?………………………………………………… 163 Luật chơi” của các nhà tạo giá trên thị trường chứng khoán……………………… 164 Thời điểm nên bán ra cổ phiếu đối với các nhà đầu tư?……………………………. 166 Giảm thiểu thua lỗ trong đầu tư chứng khoán…………………………………………… 167 Comex và bài học từ việc thông tin thiếu trung thực………………………………….. 169 Bí quyết lựa chọn chứng khoán cho danh mục đầu tư của bạn.………………… 171 Các phương pháp phân tích giúp bạn đầu tư có hiệu quả!………………………… 172 Ba lỗi thường gặp khi đầu tư……………………………………………………………………. 174 Kinh nghiệm đầu tư từ một cây đại thụ …………………………………………………….. 175 Để không thua lỗ khi “đi chợ” chứng khoán………………………………………………. 177 Đầu tư thế nào là hợp lý? ………………………………………………………………………… 180 Nhà đầu tư nghiệp dư cần phải quan tâm điều gì?……………………………………. 184 Kinh doanh chứng khoán trên mạng – được và mất ………………………………….. 193 Trái phiếu công ty, phức tạp nhưng hiệu quả!…………………………………………… 197 Đừng quên tiếp cận thông tin trong đầu tư chứng khoán…………………………… 200

Link tải ebook Sổ tay chứng khoán

PDF MOBI EPUB