Lợi Ích Của Việc Ghi Chép Trong Nghề Viết

Lợi-Ích-Của-Việc-Ghi-Chép-Trong-Nghề-Viết

Chia sẻ của bạn Đức Nhân Trong Group Tâm Sự Con Sen – Một bài viết rất hay nên mình muốn chia sẻ lại với mọi người

Đầu tháng 1 năm 2013 mình bắt đầu những ghi chép những câu, đoạn quan trọng, trích dẫn hay hoặc thông tin về một kiến thức mới cần ghi nhớ để tìm hiểu. Mình cũng chép cả Kinh Thánh, lời Chúa, kinh Phật, Chí Tôn Ca, kinh Vệ Đà, triết học, toán học, khoa học … và quan trọng nhất là các ý tưởng viết lách và công nghệ của chính mình cũng như nhiều câu hỏi, tại sao, cái gì dành cho bản thân.

Tính từ 8/1/2013 cho đến ngày hôm qua mình đã có gần 3000 ghi chép chưa tính những ghi chép lưu trong laptop, viết nhanh trên giấy nhớ và sổ nhỏ. 3000 ghi chép ấy tương đương với  5 cuốn sổ 250-300 trang. Có những ghi chép chỉ 1,2 gạch đầu dòng. Có ghi chép dài 2 mặt giấy.

Tại sao mình phải ghi chép nhiều như vậy? Vì số lượng sách mình đọc trong 8năm qua tự ước lượng trên dưới 2000 cuốn cả sách giấy lẫn Ebook. Năm 2018 mình mới bắt đầu đếm số sách đọc được. Tính từ lúc đó mình đọc được cuốn. 2018 175 cuốn, 2019 292 cuốn, năm 2020 100 cuốn, và hiện tại mình đang đọc cuốn thứ 32 trong năm 2021. Việc ghi chép giống như cái mỏ neo lưu  lại những lời đắt giá nhất trong mỗi cuốn sách, khi nào đọc lại sẽ giúp mình nhớ lại nội dung của cuốn sách đó.

Mình là người viết fantasy và tiểu thuyết từ lúc lớp 7, nên những lúc nào bí ý tưởng, lên nội dung cho chương mới thì việc đọc lại những ghi chép thực sự cho mình nhiều ý tưởng mới. Mình không đọc theo thứ tự, cứ đọc ở trang này rồi lật trang khác giống như “lắc não” để kết hợp thông tin, tri thức tìm ra ý tưởng mới. Hiện tại mình đã ghi chép lại 2 tiểu thuyết mới, gần 40 truyện ngắn và hàng trăm bài viết để đăng blog cũng như viết content cho khách hàng.

Lợi Ích Của Việc Ghi Chép Trong Nghề Viết Lợi Ích Của Việc Ghi Chép Trong Nghề Viết

Mọi người hay hỏi rằng mình đọc sách nhiều như thế, rồi còn ghi chép ra nữa thì có kiếm được tiền không? Có và không tuỳ vào chính mình.

Mình đã nhiều lần nhận được nhuận bút khi viết bài và truyện ngắn gửi báo chí. Dựa vào những ghi chép về cuốn Think and grow rich của Napolenon Hill, mình đã viết 1 bài trong vài tiếng và 2 tuần sau nhận được 600k nhuận bút. 8 năm trước đó là một số tiền không tồi. Sau đó mình đạt giải nhất Tuần và chung cuộc một cuộc thi do FPT tổ chức với đề tài liên quan đến lập trình khi dựa vào các thông tin công nghệ mình chép lại. Bài viết đó mất khoảng 2 tiếng để viết và mình đút túi 3,3 triệu. Mình cũng đã nhận được nhiều việc bên ngoài hơn 20 triệu đến 2,3 triệu từ việc viết, cho tới một công việc làm content fulltime nhưng qua mạng thông qua những bài viết đăng lên internet. Và quan trọng hơn, việc viết lách đã giúp mình tích được hơn trăm triệu để đầu tư làm startup riêng. Hiện tại, mình đang nhận được những dự án viết sách với thù lao từ 20 triệu trở lên.

Rõ ràng mình đã kiếm được tiền từ việc viết và ghi chép lại thông tin, nhưng đó không phải là lý do để mình đọc và ghi chép lại. Nó xuất phát từ việc muốn nói lên suy nghĩ riêng rồi muốn chia sẻ với mọi người.

Trước hết mình không bao giờ đặt việc đọc sách và ghi chép để kiếm tiền, vì thế khi gắn tiền với tri thức thì nó đã mất đi vẻ đẹp của sách. Sự thật đọc sách rồi viết bài, viết truyện ra tiền, nhưng bản chất của việc đọc và ghi chép là đem lại sự tiến bộ của bản thân thông qua tri thức. Khi bạn tiến bộ thì mới có thể có ích cho cộng đồng. Điều này các bạn đọc sách chắc sẽ đồng ý với mình.

Giống như việc đi học, làm gì hay được gắn với việc về sau phải ra tiền. Nhiều người cũng nhìn nhận với việc đó sách như vậy. Mình đồng ý với Joker “Khi mày giỏi một việc gì đó đừng bao giờ làm miễn phí”. Thực ra việc đọc và viết ra những cái có ích với người khác là đã được trả công rồi. Và theo kinh nghiệm của mình, khi bạn đã có đóng góp nhất đinh, đã cho đi thì sẽ nhận lời từng đấu, từng đồng từ cộng đồng.

Vậy không vì cộng đồng hay chẳng cần tiền thì  ghi chép có ích lợi không?

Có, đó cũng là cách để bạn nhận biết mình thực sự có tiến bộ hay không khi nhìn lại những thông tin mình ghi chép. Cụ thể là bạn dễ dàng đối chiếu thông tin, kiến thức trong từng cuốn sách giúp cho mình sẽ biết tìm gì ở cuốn tiếp theo. Ngoài ra bạn hình thành tư duy tìm tòi, phân loại và chọn lựa sách và thông tin phù hợp nhất với sự tiếp thu của mình.Việc liên tục mở rộng thông tin, kiến thức sẽ đưa bạn ra khỏi giới hạn hiểu biết của chính mình. Đó là điều ích lợi lớn nhất mà tiền cũng không đem lại.

Dù 8 năm trôi qua, mình vẫn rất ngạc nhiên mỗi khi đọc lại những ghi chép trong việc chắp nối, kết hợp các ghi chép đó để có được ý tưởng mới. Có cái ra tiền, có cái không và có cái chỉ dành cho riêng chính mình.

Tin tức liên quan
Vui lòng đăng nhập để bình luận