4.5/5 - (54 bình chọn)

tron bo sach nguyen nhat anh ebook

Nguyễn Nhật Ánh là tên và cũng là bút danh của một nhà văn Việt Nam chuyên viết cho tuổi mới lớn. Ông sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại huyện Thăng Bình, Quảng Nam.

Thuở nhỏ ông theo học tại các trường Tiểu La, Trần Cao Vân và Phan Chu Trinh. Từ 1973 Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào sống tại Sài Gòn, theo học ngành sư phạm. Ông đã từng đi Thanh niên xung phong, dạy học, làm công tác Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. Từ 1986 đến nay ông là phóng viên nhật báo Sài Gòn Giải Phóng, lần lượt viết về sân khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang thiếu nhi và hiện nay là bình luận viên thể thao trên báo Sài Gòn Giải Phóng Chủ nhật với bút danh Chu Đình Ngạn. Ngoài ra, Nguyễn Nhật Ánh còn có những bút danh khác như Anh Bồ Câu, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông,…

Nguyễn Nhật Ánh là một nhà văn rất thân thuộc với các độc giả trẻ. Anh là một hiện tượng trong văn học Vịệt Nam, chủ yếu viết truyện cho thiếu nhi. Những tác phẩm của anh luôn trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất tại các hội chợ sách hàng năm. Mọi ấn phẩm của Nguyễn Nhật Ánh đều có giá trị. Từ những câu chuyện đời sống tác giả đã mang vào cuốn truyện để mang đến những ý nghĩa giá trị của cuộc sống. Cuộc sống phải bương chải của các nhân vật, của cô nàng bán bong bóng và anh chàng bán kẹo kéo vì những lí do khác nhau. Nhưng ở đó là tình thương giữa con người với con người được tôn vinh.

CÁC TÁC PHẨM NỔI BẬT

Note : Nhấn vào tên sách để xem chi tiết và download ebook.

VÀI CẢM NHẬN VỀ VĂN PHONG

Truyện Nguyễn Nhật Ánh không có cấu trúc tự sự phức tạp. Do viết cho thiếu nhi và tuổi mới lớn nên nội dung kể được chú ý hơn cách kể. Nguyễn Nhật Ánh cũng hiếm khi tạo ra những vai kể khác thường mang đậm tính ẩn dụ (kiểu như bào thai, người điên, con người tí hon… đóng vai trò kể chuyện trong nhiều tiểu thuyết dành cho người lớn). Trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, người kể chuyện hoặc là tác giả ẩn tàng (kể chuyện từ ngôi thứ ba), hoặc là tác giả hiển thị (một người kể chuyện trong vai nhà văn, xưng tôi) – đều là hình tượng của chính tác giả Nguyễn Nhật Ánh. Đặc biệt, nhà văn thường chọn cách kể từ ngôi thứ nhất- người kể chuyện “tôi”, khiến cho truyện Nguyễn Nhật Ánh có tính chất hồi ức. Ngay cả khi người kể là một nhân vật “tôi” được trao quyền kể chuyện (tôi có khi là các em nhỏ, các cô bé cậu bé tuổi mới lớn như thằng Thiều trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, thi sĩ Cỏ Phong Sương trong Lá nằm trong lá; có khi là chú chó Bêtô kể về thế giới ngộ nghĩnh của các chú cún trong Tôi là Bêtô …) thì thấp thoáng đằng sau những cái “tôi” ấy vẫn là bóng dáng của nhà văn. Tác giả như đã hóa thân vào thế giới trẻ thơ, nhìn vạn vật bằng cái nhìn của trẻ thơ, thậm chí như sống cùng với các em nhỏ để rồi kể chuyện về thiếu nhi cho chính thiếu nhi. Nguyễn Nhật Ánh được coi như là người kể chuyện mang điểm nhìn trẻ thơ, và trở thành người kể chuyện của thiếu nhi chính bởi sự hóa thân, nhập vai khéo léo này.

Dẫu không quá chú ý đến cách kể, đến kĩ thuật dựng truyện, Nguyễn Nhật Ánh vẫn có một “nghệ thuật” kể chuyện riêng. Cái hấp dẫn, cái “duyên” của truyện Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu nhờ vào sự hồn nhiên, tươi tắn ở ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật. Thông qua những trang văn dí dỏm với những chi tiết, tình huống bất ngờ, thú vị, Nguyễn Nhật Ánh đã làm sống dậy một “miền tuổi thơ” đáng yêu, đáng nhớ trong cuộc đời của mỗi người. Đây là lí do khiến không chỉ thiếu nhi mà người lớn cũng yêu thích truyện Nguyễn Nhật Ánh.

Sức hút của truyện Nguyễn Nhật Ánh còn nằm ở ngôn ngữ, giọng điệu trẻ thơ. Trong nhiều tác phẩm, ngôn ngữ truyện kể là thứ ngôn ngữ của trẻ con, mà “đối với người lớn thì ngôn ngữ trẻ con cũng giống như một thứ ngoại ngữ”. Các chú chó Binô và Bêtô trong Tôi là Bêtô đã tìm cách cắt nghĩa cách nói lạ lùng của cô bé Ni: “Mẹ ơi, con nhức đầu. (có nghĩa) Mẹ ơi, con muốn nghỉ học sáng nay; Mẹ ơi, hôm nay tháng mấy rồi?(có nghĩa) Mẹ ơi, sắp đến sinh nhật con rồi đó; Mẹ ơi, ngày mai trời có mưa không hở mẹ?(có nghĩa) Mẹ ơi, mai mẹ dẫn con đi siêu thị nha mẹ.”… Nguyễn Nhật Ánh hiểu và kể chuyện bằng thứ ngoại ngữ dành cho người lớn ấy nên hiển nhiên truyện Nguyễn Nhật Ánh là tiếng nói của thiếu nhi. Cũng chỉ Nguyễn Nhật Ánh mới “bênh vực” cho những hành động ngược đời, ngổ ngáo, trở chứng của trẻ (như ăn cơm trong thau, uống nước bằng chai, gọi cái nón là cuốn tập, tivi là quạt máy, đi ngủ là đi chợ hay tìm kho báu trong vườn nhà…) và xem nó như là “những cuộc cách tân táo bạo” hay những “sáng tạo” gắn liền với tâm lí, óc tưởng tượng phong phú và nhu cầu làm cho cuộc sống của trẻ thú vị, mới mẻ hơn (Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ). Có thể nói, truyện Nguyễn Nhật Ánh là những câu chuyện được kể với thứ ngôn ngữ lạ kì, dí dỏm nhưng không hề xa lạ, khó hiểu. Truyện Nguyễn Nhật Ánh thu hút tất cả mọi người một phần do “ngôn ngữ trẻ thơ” tươi tắn đó…