Rate this post

Review sách Chiếu Trên – L.S.HiltonSau khi bỏ lại sau lưng khá nhiều xác chết trong cuốn 1 “Bậc thầy” (Maestra), đến cuốn 2 “Chiếu trên” (Domina), cô nàng kiều diễm Judith Rashleigh đến Ý mở phòng tranh Gentileschi, lấy tên là Elizabeth Teerlinc và dễ dàng gia nhập vào giới thượng lưu Châu Âu.

Đọc nhiều nhất: 10 Cuốn sách hay 2021 nên đọc

Trở về ngôi nhà hiện tại ở Ý, Elizabeth tiếp tục cuộc sống xa hoa phóng túng của mình, nhưng cô nhanh chóng nhận thấy có một bóng ma đã xuất hiện trong căn hộ của cô, đảo lộn trật tự đồ đạc và khiến cô tưởng bản thân bị đãng trí, cho đến khi một lời ám chỉ rõ ràng đến số tranh của Yermolov được gửi đến ngay giữa phòng ngủ của cô. Đó là lúc Elizabeth phải từ bỏ cuộc sống yên ổn giả tạo để trở lại làm một thám tử kiêm gián điệp kiêm đủ thứ.


Nếu không có những vụ giết người chặt xác và những cuộc điều tra của Judith về các bức tranh thì có lẽ Maestra và Domina sẽ bị xếp vào thể loại lãng mạn chứ không phải trinh thám, tuy nhiên, tôi hài lòng với chất trinh thám trong những quyển sách này, chúng khiến tôi nhớ đến những quyển “…in death” của tác giả J.D.Robb (Nora Roberts). Lisa Hilton có một giọng văn rất riêng mà tôi nghĩ mình có thể nhận ra bất cứ lúc nào dù đọc sách mà bị che tên tác giả. Văn phong của cô hơi giống những tác giả người Ý, những câu văn dài, đôi lúc khó hiểu, cách ghép những từ ngữ không thể đoán trước.

Chiếu Trên – L.S.Hilton Review sách Chiếu Trên - L.S.Hilton

Có thể bạn quan tâm: Luật Tâm Thức


Nếu như trong Maestra, độc giả có thể trải qua các sắc thái khác nhau của sự sửng sốt hoặc tán thưởng đối với các màn giết người lạnh lùng trên nền nhạc cổ điển và những cảnh chăn gối có thể khiến một số người đỏ mặt, thì trong Domina các pha giết chóc đỡ ghê rợn hơn, nhưng những cảnh nóng thì nặng đô hơn rất nhiều, hình minh họa trong sách Kamasutra cũng chưa thấm vào đâu so với những điều Judith có thể làm với các bạn giường của cô ấy.


“Phong cách nghiêm nghị mẫu mực của một chủ phòng tranh là điều tôi đã chọn, nhưng ở đâu đó sâu thẳm bên trong tôi có một con kỳ lân bé nhỏ đang tung bờm”.

Tác giả dùng những dòng in nghiêng để diễn đạt suy nghĩ của nữ chính Judith, khiến độc giả được hoàn toàn nhập vai vào cô, vừa đọc cốt truyện kể dưới ngôi thứ nhất vừa hiểu rõ cả những suy nghĩ nhạy bén, đôi lúc hài hước và không kém phần châm biếm của cô. Judith Rashleigh vừa xinh đẹp vừa thông minh, đúng kiểu phụ nữ mà người viết review này muốn trở thành, tuy vậy tôi không muốn và cũng không thể tập tành theo tính cách liều mạng và thói quen phóng túng trong tình cảm của cô.

Xem thêm: [Tóm Tắt Sách] Tư duy tối ưu – Stephen R. Covey

Ngoài chi tiết này, tổng thể cuốn sách cũng có vài chỗ khiến tôi bị rối dù đã đọc rất chậm, tuy vậy mức độ ưa thích của tôi đối với bộ ba quyển này chưa hề giảm xuống, và tôi nhất định sẽ đọc phần 3 Ultima khi nó được dịch xong. Đánh giá tổng quan thì tôi cho rằng Domina còn lôi cuốn hơn cả Maestra, cứ vài chục trang lại có một câu hay ho khiến tôi phải hăm hở ghi chú lại. Phần dịch thuật xuất sắc và biên tập kỹ lưỡng càng khiến quyển “Chiếu trên” trở thành quyển sách không thể bỏ qua. Cuối sách, độc giả được hé lộ về danh tính mới mà Judith Rashleigh sẽ dùng trong phần 3 Ultima. Tôi rất mong chờ.

Nguồn: Hội Review dạo [Sách]