Rate this post

Sachvui.vn Review Audio

Review Sử Ký – Tác giả: Trần Quỳnh

Gia đình Tư Mã là những người viết sử cho hoàng đế nhà Hán. Cha của Tư Mã Thiên là Tư Mã Đàm giữ chức “Thái sử lệnh” và Tư Mã Thiên là người nối nghiệp. Vì thế, ông có thể xem được những lưu trữ, sắc lệnh và hồ sơ trong những năm đầu của nhà Hán. Tư Mã Thiên là một nhà sử học có phương pháp khác biệt và biết rất nhiều sách cổ, (các sách được viết trên phiếu tre và gỗ từ trước thời nhà Hán). Nhiều tư liệu mà ông sử dụng đã không còn tồn tại.

Ông không chỉ sử dụng tài liệu lưu trữ và hồ sơ của triều đình, mà còn phỏng vấn người dân và đi khắp Trung Quốc để xác minh thông tin. Trong quyển đầu tiên của Sử ký, “Ngũ Đế bản kỉ”, ông viết: “Bản thân tôi đã đi về phía tây xa đến tận núi Không Động, phía bắc qua Trác Lộc, phía đông đến biển, và ở phía nam tôi đã đi thuyền theo Hoàng Hà và Hoài Hà.

Những trưởng lão và người già ở những vùng đất khác nhau thường xuyên chỉ ra cho tôi những nơi mà Hoàng Đế, Nghiêu và Thuấn đã sống, và ở những nơi này các phong tục tập quán có vẻ khá khác nhau. Nói chung những lời kể của họ không khác gì mấy so với các bản văn cổ xưa dường như là gần với sự thật.”

161359710 496623714677170 3611664592365734747 o Sử Ký - Tư Mã Thiên

Tư Mã Thiên sáng tác tác phẩm của ông trên phiếu tre mà sau đó được lắp ráp thành bó nên rất tốn nhiều nguyên vật liệu.

Sử ký có khoảng 30 phiếu mỗi bó, tổng cộng là 466 bó, nặng 40–60 kg. Sử ký có trên 526.500 chữ Hán (gồm 130 thiên. Tư Mã Thiên xếp các chương của Sử ký thành 5 phần khác nhau: Bản kỷ, Biểu, Thư, Thế gia và Liệt truyện.

“Bản kỷ” bao gồm 12 quyển đầu tiên của Sử ký, năm quyển đầu tiên mô tả những giai đoạn như hoặc là từng triều đại riêng, ( Hạ, Thương và Chu). Bảy quyển còn lại ghi lại tiểu sử của từng vị vua nổi tiếng, khởi đầu từ hoàng đế đầu tiên của nhà Tần cho đến những hoàng đế đầu tiên của nhà Hán. Trong thiên này, Tư Mã Thiên cũng cho vào tiểu sử những người cai trị thực tế của Trung Quốc, chẳng hạn như Hạng Vũ và Lã hậu, cũng như các nhà cai trị chưa bao giờ nắm quyền lực thực sự, chẳng hạn như Sở Nghĩa Đế và Hán Huệ Đế

“Biểu”: từ quyển 13 đến quyển 22, xây dựng bảng thời gian các sự kiện quan trọng. Chúng cho cho thấy các triều đại, sự kiện quan trọng và bản phả hệ của dòng dõi hoàng gia, mà Tư Mã Thiên nói rằng ông đã viết chúng vì “biên niên sử rất khó để theo dõi khi có quá nhiều dòng phả hệ khác nhau tồn tại cùng một lúc .

“Thư” từ quyển 23 đến quyển 30: là phần ngắn nhất trong năm thiên của Sử ký, nói về lịch sử phát triển của nghi lễ, âm nhạc, sáo, lịch, thiên văn học, hiến tế, sông ngòi và đường thủy, và quản trị tài chính

“Thế gia”: từ quyển 31 đến quyển 60. Trong phần này, nội dung các quyển khá khác nhau. Nhiều quyển đầu tiên là biên niên về những nước chư hầu nổi bật nhất của nhà Chu, chẳng hạn như Tần và Lỗ, và có đến hai quyển còn ghi xa đến tận thời nhà Thương. Quyển cuối cùng, miêu tả tiểu sử thời nhà Hán.

“Liệt truyện” là phần dài nhất trong năm thiên của Sử ký và bao gồm các quyển 61 đến 130, chiếm đến hơn 54% tác phẩm 70 thiên “Liệt truyện” chủ yếu chứa hồ sơ tiểu sử của khoảng 130 người Trung Quốc cổ đại nổi bật, từ Bá Di ở cuối cuối thời nhà Thương đến một số nhân vật sống cùng thời với Tư Mã Thiên. Khoảng 40 quyển được dành riêng cho một nhân vật riêng, một số là về hai nhân vật có liên quan đến nhau, còn lại là những nhóm nhỏ các nhân vật chia sẻ những vai trò nhất định, chẳng hạn như sát thủ, quan lại hoặc các học giả Khổng giáo. “Liệt truyện” được phổ biến trong suốt lịch sử Trung Quốc.