Giết Con Chim Nhại
Sách Giết Con Chim Nhại
[Review trên GaT: Giết con chim nhại – Harper Lee]1. Một cuốn sách từng tạo cơn sốt trong thế giới đọc. Nó trần trụi, phơi bày thực tế của xã hội lúc bấy giờ: phân biệt chủng tộc. Nhưng lại được kể lại qua đôi mắt nhìn qua cô bé Scout, về một nhân vật giúp xua tan sự bất công trong cuộc sống Atticus.
Atticus nhận bào chữa cho Tom Robinson như để dùng chút sức lực yếu ớt duy nhất bảo vệ người đàn ông vô tội đang bị cả xã hội chống lại. Atticus Finch bất chấp sự nguy hiểm và can ngăn của những người da trắng quyết tâm bào chữa cho Tom Robinson dù biết chắc chắn mình sẽ thua kiện.
Tuy nhiên tác phẩm đã thể hiện được tính nhân văn, đâu đó vẫn còn người tốt, vẫn còn công lý, vẫn còn niềm tin vào lẽ phải.
Một cuốn sách nên đọc, và mình nghi là cuốn duy nhất nên đọc của Harper Lee, vì các cuốn sau dường như không vượt qua được cái bóng của “Giết con chim nhại” .
– Hoa Vương –
2. Tìm hiểu về các cuốn sách kinh điển đại diện cho nền văn học các nước thì mới biết tới sách. Ban đầu nghe đồn rằng Giết con chim nhại là một sách cực khó đọc, nhưng đọc rồi thì nhận ra người ta nhầm rồi. Qua đôi mắt, suy nghĩ của cô bé Scout, ta thấy được khung cảnh của nước Mỹ khi nạn phân biệt chủng tộc còn quá nặng nề
. Ta hiểu được đôi lúc chân lý không có thật. Một người bố với cách dạy con vô cùng thông thái, những người hàng xóm với các tính cách khác nhau, những ép đặt mà các quí bà dồn lên Scout, ngài Boo với những định kiến của lũ trẻ về ông, những tình cảm đầu đời, Jem sau vụ kiện của Tom, tất cả đã đem lại vô cùng nhiều màu sắc cho cuộc sống của cô bé và cả cuốn sách. Qua đấy, ta không chỉ thấy được bối cảnh lịch sử mà còn nhìn nhận được các triết lí cuộc sống, và còn có thể mỉm cười với nhiều chi tiết dễ thương.
– Nomad –
3. Câu chuyện về một gia đình với người cha tuyệt vời luôn có một cách chăm lo cho con mình hết sức đặc biệt, ông có một cô con gái với cá tính rất riêng, nhưng rất nghe lời bố và rất yêu thương mọi người, một con trai ngoan ngoãn, luôn chăm lo con em lúc bố bận đi làm.
Bên cạnh những tình cảm gia đình và cuộc sống của ba bố con, là cuộc đấu tranh cho những người da đen phải chịu bất công trong xã hội Mỹ, họ không được tôn trọng và luôn phải chịu sự bất công.
– Phương Thảo –
4. “Một luật sư người da trắng bảo vệ cho một người da đen bị buộc tội cưỡng hiếp một cô gái da trắng…” Đọc những dòng giới thiệu sách, mình đã nghĩ cuốn sách này sẽ liên quan nhiều đến chính trị hay một thứ gì đó rất khó hiểu.
Nhưng không, thực sự cuốn sách dễ đọc, dễ hiểu, hầu hết là những câu chuyện nhỏ xung quanh hai em bé Jem, Scout, bố Atticus và những người bạn, những người hàng xóm và họ hàng của họ. Mỗi mẩu chuyện đều chứa đựng ý nghĩa, bài học ẩn trong đó, đề cập đến những bất công xã hội, được truyền tải khá nhẹ nhàng. Đến giữa truyện mới bắt đầu kể tập trung vào vụ kiện mà bố Atticus là luật sư bào chữa cho người da đen.
Thực sự qua vụ xử kiện, mình đã rất xúc động vì sự bất công. Tại sao người da đen luôn phải chịu chấp nhận mọi tội lỗi dù không làm ra chỉ vì sinh ra đã là người da màu? Mạch truyện trở nên ngày càng hấp dẫn, tuy vụ kiện đã kết thúc nhưng dù sao đến cuối cùng người ác đã phải chịu trừng phạt.
Có lẽ đó đã là một bước tiến trong suy nghĩ của tác giả khi nạn phân biệt chủng tộc vẫn còn rất phổ biến bấy giờ. Và những câu chuyện liên quan đến nhân vật Bod Radley gây rất nhiều tò mò cho người đọc, và tất cả đã được giải thích ở phần cuối truyện rất nhân văn. Nói tóm lại đây là một cuốn sách đáng đọc, không hổ danh là tác phẩm kinh điển của Harper Lee.
– Phương Thảo –
5. Mình rất thích cuốn này. Và thấy may mắn vì không đọc nó quá sớm. Từ cách dạy con cho đến cách sống của bố Atticus đều làm mình nghĩ tới bố của chính mình. Ngôn từ chẳng đao to búa lớn, nhưng lại rất thấm.
“…but before I can live with other folks I’ve got to live with myself. The one thing doesnt abide by majority rule is a person’s conscience.”
Đã thế mình lại còn thích Gregory Peck nữa chứ, hmm… Vậy đấy!
– Trang Dao Linh –
Đọc thêm: