Rate this post

“Mất bao lâu để quên một người?!

Sau khi chia tay người cũ, mình mất hết một năm loay hoay trong mớ bòng bong cảm xúc trong lòng. Lúc đó không buồn, cũng chẳng quá đau khổ dằn vặt gì, vẫn cứ sống và làm việc bình thường, thậm chí làm việc còn nhiều hơn trước và thành công hơn trước.

Nhưng vết xước trong lòng chưa bao giờ lành lặn.

Mỗi khi đi ngang một con đường cũ, một quán ăn quen, một điều gì đó cứ nhói lên, rồi lại mất hút. Rõ ràng không thể gọi đó là cơn đau, chỉ là cái khẽ rùng mình của dĩ vãng.

Xem thêm: Review Kẻ Đại Lãn

Biên niên cô dơn Review Biên niên cô đơn

Có người nói cần một phần ba thời gian bên nhau để quên. Ví dụ yêu ba năm thì cần mất một năm mới có thể quên đi người đó. Xưa quen nhau ba năm, lúc hết một năm thì bắt đầu đi vào quỹ đạo cuộc sống bình thường, cơn lạnh dĩ vãng ít xuất hiện lại.
Chỉ có trái tim là chưa sẵn sàng cho một chuyến phiêu lưu ái tình mới.

Mà thử hỏi, khi chưa sẵn sàng, thì có chắc là lòng đã quên?”

Cuốn sách này là cái khẽ rùng mình của dĩ vãng đó, khi ghi lại một năm sau khi chia tay người cũ, người đã trao cho nhau nhẫn đính hôn và dự định chuyện tương lai lâu dài.

Có thể bạn quan tâm: Những cuốn sách hay về cuộc sống dành cho giới trẻ

Nhiều người hỏi có tiếc nuối không, còn nhớ không và có muốn quay lại không, đều lắc đầu từ chối. Vì cái nhớ bây giờ là những hồi ức, là khoảnh khắc, là thời gian từng bên nhau, chứ còn người đó, bản thân đã lãng quên ít nhiều. Người đã xưa, chuyện đã cũ, muốn quay lại là điều không thể được. “Thiên kim nan mãi nhất hồi đầu”, ngàn lượng vàng không thể mua được một lần quay đầu nhìn lại, cũng là ý chỉ việc này.

Rồi nhiều năm sau đó, mới hiểu ra rằng khi chia tay, chúng ta từ bỏ một người tình và giữ lại một chuyện tình, người tình có thể qua đời, nhưng chuyện tình thì bất tử với thời gian.

Suốt những năm dài sống một mình, tôi nhận ra nỗi cô đơn cũng có vẻ đẹp của riêng nó và từ bỏ việc chối bỏ nỗi cô đơn trong lòng. Làm bạn với chính sự trống trải đó lại càng gíup tôi trân trọng hơn khoảng khắc hạnh phúc mình có thể đón nhận đến.

Rồi cứ vậy, tôi ghi lại năm cô đơn nhất trong đời từng trải qua, đặt tên cho cuốn sách này là “Biên Niên Cô Đơn”, hi vọng rằng mọi người sẽ cảm thấy có một chút gì đó của bản thân khi đọc được.

“Biên Niên Cô Đơn” sẽ là cuốn tản văn cuối cùng Thạch viết. Sau Chênh Vênh 25, Lưng Chừng Cô Đơn, Người Cũ Còn Thương… một thời gian dài mình đã gắn với những tản văn lụi tim và buồn bã về nỗi cô đơn của người trẻ giữa thị thành tấp nập. Giờ thì mình… hết trẻ rồi, nên cách buồn, cách ứng đối với cuộc đời cũng sẽ khác đi. Hai năm viết Biên Niên Cô Đơn là hai năm cuộc đời mình có nhiều biến cố lẫn thay đổi, vì vậy mà màu sắc của cuốn sách này cũng sẽ khác đi. Có người hỏi về tên sách, vì sao là Biên Niên Cô Đơn, biên là ghi, niên là những năm, gom chung lại chỉ đơn giản là cuốn sách ghi lại những năm tháng cô đơn từng trải. Và sau khi đã trải đủ rồi thì thôi, mình sẽ không cô đơn nữa. Chỉ hi vọng những ai đọc cuốn sách này vì dù lý do gì, vào đúng ngày 11.11, ngày Lễ Độc Thân năm nay, sẽ không còn phải chịu cảnh một mình, hoặc khi vẫn đang còn cô đơn sẽ vẫn vui vẻ hạnh phúc đón nhận. Sách đã chính thức mở bán vào 11:11 ngày 11.11 tại Tiki ở link phía dưới.Cám ơn và mong mọi người thật bình an.

Words of Thạch

Tác giả: Lê Hồng


Biên niên cô dơn1 Review Biên niên cô đơn

Đọc sách: Muôn Kiếp Nhân Sinh

Kể ra thì mình đọc gần hết (hoặc hết) các sách Thạch viết. Đọc từ cái thời Chênh vênh 25, Khóc giữa Sài Gòn, Đời callboy cho đến Tuổi trẻ hoang dại và vài quyển khác nữa. Gọi là fan thì không hẳn vì mình chẳng hâm mộ ai trong bất kỳ lĩnh vực nào. Nhưng mình thích cái cách viết của Thạch.

Mỗi giai đoạn, Thạch lại cho ra những tác phẩm mang dấu ấn của độ tuổi ấy. Là những quyển sách 20 tuổi đọc vào thấy sao hay quá. 25 tuổi đọc lại thấy “ừ ha, đúng với mình ghê”. Đến 30 tuổi đọc Biên niên cô đơn chỉ có một nhận xét “Chuẩn không cần chỉnh”. Thạch viết dựa trên vốn sống, trên trải nghiệm của Thạch nên giọng văn gần gũi lắm. Nó chẳng giáo điều hay có gì là cao siêu. Đôi khi còn sỗ sàng và trần trụi. Nhưng đời vốn trần trụi mà, cứ nhìn thẳng vào đó mà sống chứ đâu cần khoác một bộ xiêm y giả dối cho nó làm gì.

Đọc cuốn này, hẳn sẽ có người chê nó nhạt nhẽo. Chê rằng nó không đem lại giá trị nhân văn gì. Nhưng tản văn mà, chấp nhận sự thật tản văn chẳng được mấy tác giả viết xuất sắc đến mức đưa cả một triết lý sống vào câu chuyện ngăn ngủi đâu. Hãy cứ đọc như một cách giải trí cho tâm hồn đang ngày một già cỗi đi nghen.

Về nội dung, chỉ là thể hiện cái nhìn, cảm nhận của 1 người đàn bà 30 tuổi vừa thất tình mà thôi. Rồi người đàn bà ấy ngẫm nghĩ lại sự đời, soi lại quá khứ bản thân. Một cô thiếu nữ 18, đôi mươi có suy nghĩ khác gì một phụ nữ tuổi 25 và một người đàn bà tuổi 30?

Tất cả khía cạnh từ tình yêu, tình dục, công việc, cuộc sống…đều được lần lượt mổ xẻ. Để rồi người đọc cả nam lẫn nữ đều thấy bóng hình của bản thân trong những con chữ đang nhảy múa trên trang giấy.

Nhưng có 1 điều mình chưa hiểu ý của Thạch trong cuốn này. Rõ ràng mở đầu Thạch viết: “Sách của một người đàn bà thất tình và đang say”. Sau đó là hàng loạt các chương nhân vật chính xưng “Em”, có góc nhìn, cuộc sống của một người phụ nữ. Nhưng đến chương viết về V. thì nhân vật “tôi” lại là nam, là chính Thạch chứ không còn là người đàn bà từ suốt đầu sách đến giờ (Mặc dù câu chuyện vẫn đang tiếp diễn). Vậy phải chăng Thạch hóa thân thành nữ chính ngay từ đầu hay chỉ vô tình lướt vào trong 1 chương? (Có khi vế đầu đúng hơn. Ai đọc rồi chia sẻ ý kiến với mình nhé)

Nghe nói đây sẽ là tác phẩm cuối Thạch viết về chủ đề tản văn, đời sống như vậy. Cá nhân mình thấy đọc chưa xuất sắc nhưng cũng không đến nỗi tệ.