Review Con trai kẻ khủng bố – Zak Ebrahim
“Chúng ta có quyền lựa chọn chúng ta sẽ là ai?”
CON TRAI KẺ KHỦNG BỐ – Zak Ebrahim
Ban đầu mình cứ nghĩ cuốn sách theo dạng tiểu thuyết hình sự hay gì đấy, đại loại vậy. Nhưng khi bắt dầu đọc mới biết đây là câu chuyện có thật và đối với cá nhân mình nó cũng là một cuốn tự truyện – self-help đáng giá.
Về cuốn sách thì bắt đầu bằng sự kiện Meir Kahane, một giáo sĩ Do Thái bị bắn chết và hung thu chính là El-sayyid Nosair – cha của tác giả. Sau đó, bên cạnh nói đến chuỗi sự kiện khủng bố tác giả còn vén màn “hậu trường” về cuộc sống của mẹ và 3 chị em sau khi cha bị kết án và trước những sự kì thị, ghê tởm, dòm ngó của mọi người xung quanh.
Rất lâu sau, mẹ anh kết hôn với người đàn ông khác, tưởng chừng êm ấm thì lại nhận ra đó là một kẻ bạo lực và mang “mã ngoài tốt đẹp”. Và sau đó anh đã nói về cách để thoát khỏi cuộc sống nghiệt ngã đó. Nói chung mình đã đọc cuốn bày một lèo trong một ngày bởi vì có những chi tiết đưa sự phẫn nộ của mình lên đến đỉnh điểm ấy và giúp mình ngộ ra nhiều thứ.
Xem thêm: Review Những quy tắc trong tình yêu – Richard Templar
1. MẶT TRÁI TRONG TÔN GIÁO VÀ SỰ MÙ QUÁNG CỦA ĐỨC TIN
Trước nay mình ít tìm hiểu về tôn giáo nhưng mình cũng không có một chút gì bài xích. Vì đơn giản nghĩ đó là văn hóa tín ngưỡng thôi. Một phân chắc cũng do thời đại đã thay đổi nữa. Nhưng không ngờ, nó có thật khiến con người lệ thuộc và mất nhận thức như thế.
Xin lỗi nếu sự so sánh của mình hơi khập khiễng nhưng khi đọc thực sự mình không thoát ra sự liên tưởng này. Đó chính là Đa cấp và thuật tẩy não. Mặc dù không giống hoàn toàn nhưng gần như vậy. Cha tác giả và “tập đoàn” những kẻ khủng bố khác quá tôn sùng thánh chúa của đạo Hồi. Và bom đạn, chết chóc nó trở thành nghĩa vụ và họ không coi đó là tội ác, phi nhân tính.
Ở góc độ của họ, họ nghĩ đó là cách đem lại hòa bình và vì hòa bình họ làm điều đó. Kiểu như Thanos xoa nửa nhân loại vì hắn nghĩ đó là cách tốt để cân bằng nhân sinh ấy. 😂😂 Chứ họ không nhìn nó theo cách chúng ta nhìn nó.
2. TÂM LÍ ĐÁM ĐÔNG RẤT NGUY HIỂM.
Cá nhân những kẻ khủng bố cũng có gia đình. Nhưng đôi khi xã hội bị quên điều đó. Người ta chỉ cố chửi rủa cho kì được nhưng kẻ ác nhân đó mà ít ai đặt câu hỏi “
“Những người thân của họ sẽ thế nào, nhất là con cái họ?” Hoặc thường đánh đồng những kẻ này với “gia đình họ” – những người thực chất vô tội. Tác giả trong cuốn sách này cũng kể về thời gian mà mẹ anh và anh chị em phải trốn chạy, chuyển nhà 20 lần, rồi bị đánh đập, bạo lực mỗi ngày khi đến trường… “Lỗi của mày là mày có bố là kẻ giết người nên tao đáng đánh mày để trả thù cho những người đã bị bố mày giết oan”. Kiểu vậy và nó gần như là mind-set đám đông ấy.
Nên những đứa trẻ đó dần thu mình lại và chính sự dồn ép từ chính xã hội khiến chúng phải bật dậy để đánh trả những uất ức. (tác giả đề cập đến thời điểm anh học cách bắt nạt kẻ khác). Và xã hội sẽ lại bĩu môi “Cha nào con nấy”.
Bởi vậy mới thấy Zak là một người mạnh mẽ đến mức nào. Anh không chỉ không trở thành người như cha anh mà còn trở thành nhà vận động hòa bình nổi tiếng của Mỹ. Thực sự khâm phục!!
Có thể bạn quan tâm: Top 18 Câu chuyện cổ tích Việt Nam hay nhất
3. CHỚ ĐẶT NIỀM TIN 100% VÀO SÁCH GIÁO KHOA
Trong cuốn sách, ở những chương cuối tác giả có nhắc đến vấn đề “sách giáo khoa” Hồi Giáo và những kiến thức anh học từ cha mình đều là dối trá khi anh trải nghiệm thực tế. Đó là những góc nhìn sai trái, đố kị về người Do Thái, những sự kì thị về người đồng tính,… Nói chung là rất ý nghĩa (với mình ^^)